Mùa Tết này, nếu bạn thấy phim Việt liên tục dù cố tình hay hữu ý bỗng dưng dư luận nổi “bão” khen hay chê bai một cách kỳ lạ thì đừng vội tin! Rất có thể bạn đang xem một vở kịch được dàn dựng công phu bởi đội ngũ seeding chuyên nghiệp – nơi sự thật bị bóp méo, còn khán giả bị lạc vào mê cung của truyền thông bẩn trong cuộc đua “vàng thau lẫn lộn” của cuộc chiến doanh thu mùa phim Tết.

Bộ phim Đèn Âm Hồn – Đạo diễn Hoàng Nam cũng chính thức ra mắt khán giả Việt, tham gia vào cuộc đua doanh thu phim Tết.
Seeding: Từ công cụ hữu ích trở thành vũ khí bẩn.
Về lý thuyết, Seeding là chiến lược lan tỏa thông tin qua mạng xã hội, giúp phim tiếp cận khán giả. Nhưng ở Việt Nam, seeding đã trở thành nghệ thuật “thổi phồng sự thật” đỉnh cao. Chỉ cần vài nghìn tài khoản ảo cùng một kịch bản kịch tính được tính toán trước có thể biến một tác phẩm giải trí bình thường trở thành “siêu phẩm”, hoặc biến đối thủ từ ngôi sao thành “sao xẹt” trong nháy mắt.

Một số khán giả thất vọng sau khi xem những bộ phim có nội dung kém hấp dẫn.
Những cụm từ như “một bộ phim đáng xem”, “phim có nội dung hay và hấp dẫn”, hay “một bộ phim không thể bỏ lỡ” được các “ninja seeding” với công tức copy-paste hàng loạt, để cuốn khán giả vào mê hồn trận, chẳng biết đâu mà lần. Đằng sau đó không ít bài đăng của những tài khoản clone, tạo ra chỉ để “thả tim”, “share ảo”, và phun ra những lời khen sáo rỗng.
Doanh thu trở thành một cuộc chiến không khoan nhượng
Năm nay, “Bộ Tứ Báo Thủ“ và “Nụ Hôn Bạc Tỷ” không những đã cho khán giả xem các bộ phim giải trí vào ngày Tết, mà còn là vở kịch hấp dẫn trên mặt trận truyền thông mạng xã hội. Một bên bị hàng nghìn tài khoản ảo đồng loạt chê chê bai, bên kia được dựng lên hàng “phim hay xuất sắc nhất” cho dù cả hai phim chất lượng cũng chỉ dừng ở mức… giải trí.

Các “đội quân seeding” hoạt động như một cỗ máy
Điều đáng nói là “đội quân seeding” hoạt động như một cỗ máy: cùng lúc đăng comment, cùng nội dung, cùng cách hành văn, thậm chí cùng lỗi chính tả, không ít bình luận còn thô tục hết mức có thể, trong đó cũng tác động tâm lý của một số người chưa hề xem phim như thể họ vừa xem phim xong đã vội… copy bài của nhau để bình luận theo trend. Trong khi đó, “Nụ Hôn Bạc Tỷ“ ca ngợi hết lời, dù phim vừa được chiếu vài ngày.
Seeding "bẩn" – Lừa dối khán giả, bóp méo nghệ thuật điện ảnh
Hậu quả của những chiêu trò này? Khán giả háo hức vào rạp, rồi thất vọng thở dài: “Đúng là phim Việt!”. Những lời khen, chê đã được “đặt hàng theo công thức” khiến công chúng càng mất niềm tin vào phim Việt, khán giả bước chân vào rạp là lúc họ bỏ tiền để “xé túi mù”… đánh cược với trò chơi tâm lý may rủi. Trong khi đó, các nhà làm phim mải mê chạy theo doanh thu, cho dù họ vẫn biết một bộ phim chất lượng kéo theo doanh thu cao của điện ảnh điều đó phụ thuộc vào chất lượng tác phẩm.
Như lời ông Tùng Nguyễn – chuyên gia marketing:
“Với ngành phim, đội ngũ PR phải đạt được 30.000 buzz (engagement) cho ngưỡng đủ organic viral, và đủ 100.000 – 120.000 buzz (engagement) vào tuần lễ phát hành đầu tiên nếu muốn phim đạt doanh thu từ 80-100 tỷ đồng. Seeding có nhiều dạng thức khác nhau. Bên cạnh những chiến lược seeding bài bản, nghiêm túc, cũng không ít đơn vị dùng công cụ tự động để spam nội dung hàng loạt lên các page mạng xã hội bằng hàng loạt nick ảo. Vì thế, khán giả mới chứng kiến tình trạng loạt bình luận chê phim, tấn công ê-kíp với nội dung y hệt nhau, gây phản cảm, khó chịu, trên mạng xã hội thời gian qua”

Nhiều người đặt nghi vấn thế lực “Seeding bẩn” nào đứng đằng sau nhàm hạ bệ phim Bộ Tứ Báo Thủ và nâng tầm cho “Nụ Hôn Trăm Tỷ” của Thu Trang.
Nghe qua tưởng ông đang nói về sản xuất phim, hóa ra lại là công thức marketing… công thức nấu mì ăn liền! Thay vì đầu tư kịch bản, họ đầu tư vào “đội quân clone” thứ dễ kiếm và rẻ hơn cả diễn viên quần chúng.
Ông Mai Thanh Phú, chuyên gia quảng cáo số, thẳng thắn nhận định: “Cũng không tránh khỏi trường hợp các nhà làm phim thuê một agency để đảm nhận tất cả khâu trong công tác PR, marketing. Những đơn vị này sẽ tiến hành các chiến dịch, trong đó có cả seeding bẩn hoặc book fanpage khen phim mình, dìm phim đối thủ. Vì thế, các nhà làm phim lẫn khán giả phải tỉnh táo. Khách hàng nên có nhìn khách quan, tự mình trải nghiệm, không tin vào những bình luận từ các nick ảo hay bài review của các cá nhân không có chuyên môn phim”.
Điều đáng buồn là nhiều nhà làm phim vẫn coi seeding bẩn như một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing, thay vì tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm.
Xin trả lại cho khán giả vẻ đẹp vốn có của điện ảnh.
Mặc dù vậy, áp dụng chiến thuật Seeding dù “bẩn” đến đâu cũng không thể biến phim dở thành hay, càng không thể lừa mãi được những khán giả đã “ngộ độc” vì quá nhiều chiêu trò. Mùa Tết năm sau, thay vì thuê seeding khen phim, hãy thuê biên kịch viết lại cái kết cho chính bộ phim của mình: Một câu chuyện về sự tử tế, trung thực, và tâm huyết.
Bởi khán giả Việt và nền điện ảnh nước nhà xứng đáng có những những thước phim chân thực, chứ không phải những màn “ảo thuật” lừa dối giật gân. Điện ảnh muôn đời vẫn là nghệ thuật kể chuyện bằng thứ ngôn ngữ hình ảnh quyến rũ, ấn tượng về thông điệp và kỹ thuật làm phim chứ không phải “trò chơi đánh bạc” với lòng tin công chúng!
Đào Phúc Quang Vũ – 11/2/2025